Tách kẽ răng có đau không? Đặt thun tách kẽ để làm gì?

 Tách kẽ răng có đau không? Đặt thun tách kẽ răng để làm gì? Đây là những thắc mắc chung của khách hàng khi bắt đầu tìm hiểu về niềng răng.Có thể bạn chưa biết, tách kẽ răng là phương pháp tạo ra lực kéo răng giúp răng dịch chuyển theo ý của bác sĩ.  Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

Đặt thun tách kẽ để làm gì?

Khi niềng răng, bạn sẽ được gắng những mắc cài vào răng nhằm giúp tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển về đúng khớp cắn. Nhưng trước khi niềng răng, việc đầu tiên là phải dùng thun tách kẽ nhằm tạo ra kẽ hở giữa các răng nhằm mục đích gắn các khâu vào răng. Đây là thủ thuật đầu tiên và hầu như tất cả bệnh nhân đều phải trải qua trước khi gắn mắc cài.


Thủ thuật tách kẽ thun

Tách kẽ thun là sử dụng một vòng tròn cao su nhỏ, sau đó bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng của nha khoa đưa vào những kẽ răng. Từ đó, thun tách kẽ sẽ nong khoảng cách giữa 2 răng ra, xuất hiện một khoảng cách vừa đủ để có thể gắn khâu và bend back vào răng của bệnh nhân.

Đặt thun tách kẽ răng có đau không?

Đặt thun tách kẽ răng có đau không ? Đây được xem như là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng. Như chúng tôi đã mô tả ở trên, thun tách kẽ giữa các răng vốn đang khít nhau. Vì thế khi đưa vào sẽ có một chút cảm giác khó chịu, nhức nhức giống như bị mắc thức ăn vào các kẽ răng. Tuy nhiên, khi đặt thun vào sẽ không gây tổn thương đến nướu, niêm mạc và không đau đớn như các bạn tưởng tượng. Lúc gắn vào răng sẽ giãn ra dần dần và cảm giác khó chịu sẽ dần mất đi.


Xem thêm: Tác hại của nong hàm mà bạn cần phải biết

Đặt thun tách kẽ trong bao lâu?

Thao tác đặt thun tách kẽ sẽ kéo dài trong thời gian vài dây. Thông thường bác sĩ sẽ đặt thun hàm dưới, hàm trên và kiểm tra lại chỉ mất khoảng 5 đến 7 phút. Những bệnh nhân chuẩn bị gắn mắc cài niềng răng sẽ phải mang thun tách kẽ tầm 1 tuần. Tuy nhiên, cấu tạo răng của mỗi người sẽ khác nhau, những trường hợp răng quá cứng, dịch chuyển chậm thì có thể kéo dài đến hơn 1 tuần. Sau đó, bác sĩ sẽ tháo bỏ thun cũ đi và tiến hành đặt thun mới vào cho đến khi có được khoảng cách mong muốn.

Vệ sinh răng miệng sau khi đặt thun

Sau khi đặt thun, tách kẽ, bệnh nhân sẽ có cảm giác khá khó chịu trong thời gian đầu. Vì thế, hãy ăn những thức ăn lỏng, dễ nuốt để tránh tình trạng dính vào kẽ răng, khó vệ sinh.

Không được sử dụng chỉ nha khoa vào chỗ đã đặt thun tách kẽ

Lúc vệ sinh răng miệng nên nhẹ nhàng, không nên chà quá mạnh vào những chỗ đặt thun sẽ dễ gây tụt hoặc bung thun

Những biện pháp giảm đau khi đặt thun tách kẽ

Chườm đá

Sau khi đặt thun, nếu bạn có cảm giác khó chịu thì hãy dùng một túi đá chườm lên da mặt, vùng mà bạn cảm thấy đau và khó chịu. Nhiệt độ lạnh từ đá sẽ giúp bạn giảm đi cảm giác đau đớn tạm thời. Bạn không nên ngậm đá trực tiếp vào miệng, vì nếu răng tiếp xúc với nhiệt quá lạnh sẽ làm cho bạn có cảm giác đau hơn và thậm chí sẽ dẫn đến bỏng lạnh.

Uống thuốc giảm đau

Sau khi chườm đá, nếu bạn vẫn chưa hết cảm giác đau thì hãy sử dụng thuốc giảm đau. Một số loại như Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin,...hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé! Sau khi uống thuốc,  sẽ giúp bạn giảm đi cảm giác đau nhanh chóng. Nhưng hãy nhớ đừng quá lạm dụng vào thuốc, sau khi uống thuốc hãy ngủ 1 giấc, cơn đau sẽ trôi qua mau.


Bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về tách kẽ răng có đau không và những điều cần biết trước khi tách kẽ răng. Nếu bạn đang tìm một nha khoa uy tín và chất lượng để niềng răng thẩm mỹ, hãy ghé ngay nha khoa học đường Teennie nhé. Với tiêu chí luôn đảm bảo sức khỏe và mang lại những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, chúng tôi tin rằng sẽ không làm cho bạn thất vọng khi đến. Hãy nhanh tay đặt lịch đến ngay Teennie để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé! 

TEENNIE - HỆ THỐNG NIỀNG RĂNG SINH THÁI DÂY THẲNG

Địa chỉ: 61A Phan Đình Phùng, phường 17, quận Phú Nhuận, TP.HCM

Website: https://teennie.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong

Hotline: 0836 068 680

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thời Gian Niềng Răng Trong Suốt Mất Bao Lâu?

Niềng Răng Trong Suốt Là Gì? Có Hiệu Quả Không?

Hướng Dẫn Cách Dùng Chỉ Nha Khoa Khi Niềng Răng đúng cách